Ngón tay cò súng ở trẻ em
Khi chơi cùng với trẻ, hay quan sát bàn tay của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh phát hiện ngón tay của bé cử động không trơn tru, hay bị “khựng” lại hoặc nặng hơn là ngón tay của bé hoàn toàn không duỗi ra được, ngón tay luôn co lại ở tư thế như hình ảnh “cò súng”. Có thể bé đã bị tật ngón tay cò súng (trigger finger) hay ngón tay bật, kẹt gân, tuỳ cách gọi.
Vì sao xảy ra ngón tay cò súng?
![]() |
![]() |
Vận động của ngón tay được thực hiện qua hoạt động gấp, duỗi của sợi gân, sợi gân nằm trong 1 ống là hệ thống bao gân và ròng rọc. Tình trạng ngón tay cò súng xảy ra khi hoạt động của gân gấp với bao gân và ròng rọc bị cản trở. Thông thường ở trẻ em đó là sự xuất hiện vô căn những nốt dầy lên trên sợi gân ngang vị trí khớp bàn ngón, khác với tình trạng viêm mãn tính gân – bao gân ở người lớn.
Bệnh lý này ở trẻ em thường được phát hiện ở trẻ từ 3 tháng – 3 năm tuổi, thường xuất hiện ở ngón cái (khoảng 80%) và có thể ở cả 2 tay (khoảng 25%). Phụ huynh là người trực tiếp phát hiện và được chẩn đoán xác định sau khi thăm khám lại từ bác sỹ. Bệnh lý có 4 giai đoạn, ở giai đoạn 3 và 4, cử động ngón tay đã khó khăn, khi bé cầm nắm đồ vật, ngón tay không trở về tư thế duỗi thẳng, phụ huynh phải mở ra, đôi khi gây đau cho bé.
Đối với trẻ < 1 tuổi và tính trạng gân chưa kẹt nặng gây đau, có thể tập vật lý trị liệu cho bé dần hồi phục.
Sau khi được chẩn đoán, việc điều trị sẽ là giải phóng vị trí gân bị kẹt lại. Thời điểm phẫu thuật sẽ do bác sỹ quyết định, hiện tại có thể tiến hành phẫu thuật ở mọi lứa tuổi tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Ở lứa tuổi nhỏ, việc này sẽ tiến hành dưới gây mê, thời gian gây mê ngắn 5-10 phút. Rạch da 1 đoạn nhỏ 0.5 – 1 cm để giải phóng hoạt động của gân gấp. Sau mổ bé tỉnh nhanh, xuất viện trong ngày, vết mổ nhỏ, lành tốt, chưa ghi nhận nhiễm trùng hay sẹo xấu. Kết hợp với tập vật lý trị liệu thì tỷ lệ hồi phục cử động gần như tuyệt đối. Tuy nhiên các bậc phụ huynh sau khi phát hiện nên đưa bé đến khám sớm nhất có thể, vì nếu để lâu gân gấp có thể bị co rút khiến cho việc điều khị khó khăn hơn rất nhiều.
Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành điều trị phẫu thuật và vật lý trị liệu cho các bé hơn 20 năm, số lượng trẻ điều trị và kết quả mang lại tốt, tỷ lệ tái phát rất thấp. Phụ huynh phát hiện trẻ bất thường có thể mang trẻ đến đăng ký khám tại phòng khám A3 (phòng khám Chấn thương Chỉnh hình) để được chẩn đoán và điều trị sớm.
BS.CK1 Lê Hữu Phúc, BV. Nhi Đồng 1, TP. HCM
-----------------------------------------
Nguồn: http://nhidong.org.vn/chuyen-muc/ngon-tay-co-sung-o-tre-em-c57-824.aspx
-
Viêm nướu răng
25/09/2021 17:52 GMT+7
-
Viêm tủy răng
25/09/2021 17:17 GMT+7
-
Hôi miệng
15/09/2021 17:35 GMT+7
-
Giời leo
13/09/2021 23:11 GMT+7
-
Zona thần kinh
13/09/2021 22:09 GMT+7
-
Yếu sinh lý
13/09/2021 21:26 GMT+7
-
Xuất huyết tiêu hóa
13/09/2021 17:04 GMT+7
-
Xơ vữa động mạch
13/09/2021 15:52 GMT+7
-
Xẹp phổi
13/09/2021 14:30 GMT+7
-
Xơ gan
12/09/2021 21:33 GMT+7
-
Wilson ở trẻ em
10/09/2021 17:54 GMT+7
-
Rối loạn tiền đình
10/09/2021 16:18 GMT+7